Sáng tác Lê_Bá_Dương

Văn chương

Ngoài những tác phẩm nhiếp ảnh, một bài thơ mang tên Lời gọi bên sông của Lê Bá Dương, được sáng tác chiều ngày 27 tháng 7 năm 1987, đã trở nên nổi tiếng với hàng chục dị bản khác nhau lưu truyền trong nhân dân, với sự khác biệt đôi chút về từ ngữ trong các câu thơ[6]. Bài được nhà văn Đỗ Kim Cuông biên tập đưa in lần đầu trên Tạp chí Khoa học công nghệ Khánh Hòa số kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 1990 và hiện nay được khắc trên bia đá bên bờ Thạch Hãn[7]. Có thể nói, bài thơ thấm đẫm nghĩa tình đồng đội này đã chạm đến nỗi đau tận cùng của sự hy sinh, mất mát trong chiến tranh, làm rung động lòng người[8]:

Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹĐáy sông còn đó bạn tôi nằmCó tuổi hai mươi thành sóng nướcVỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm

Ngoài bài thơ nói trên, một bài thơ hai câu của Lê Bá Dương đã xuất lộ trong một tình huống khác khi ông trả lời câu hỏi của một cô bé trong nhà dân "chú ơi, tại sao lại gọi là quân giải phóng Bắc Quảng trị". Hai câu thơ viết vội trong trang sách học trò của cô bé và cũng là hai vế đối. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng Quảng Trị hai câu thơ đó đã trở lại với Lê Bá Dương trong hình hài tờ giấy học trò ố vàng nhưng vẫn còn nguyên nét chữ. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính đã đề nghị một nhà thư pháp viết hai câu thơ mà theo ông, đó là tuyên ngôn hay nhất bằng thơ về quân giải phóng Bắc Quảng Trị của Lê Bá Dương[6]:

Một khẩu súng giữ hai trời Nam BắcMột dấu chân in màu đất hai miền.

Cuối năm 2007, Lê Bá Dương đã đứng ra tập hợp các cựu chiến binh năm xưa sưu tập tư liệu để làm cuốn sách Trung đoàn 27 Triệu Hải - Nhật ký viết bằng văn vần[8]

Tháng 8 năm 2009 nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Đặc khu Vĩnh Linh (25 tháng 8 năm 1954–25 tháng 8 năm 2009), Lê Bá Dương cùng đồng đội cho ra mắt cuốn sách Thép từ ngàn độ lửa, tập hợp những bài viết theo lối thuật chuyện của nhiều tác giả không chuyên với tư cách là những người trong cuộc. Trong 348 trang với 57 tác phẩm của 41 tác giả, sách nói về cuộc "vạn lý trường chinh" của người dân giới tuyến Vĩnh Linh 40 năm về trước, lòng tri ân của người dân Vĩnh Linh đối với đồng bào và chiến sĩ miền Bắc. Sách đồng thời cũng là tình cảm của Lê Bá Dương và đồng đội đối với đồng bào Vĩnh Linh trong những năm các anh "ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam".

Nhiếp ảnh

Năm 2005, sau chuyến đi Trường Sa ròng rã một tháng trời, Lê Bá Dương đã tổ chức thành công cuộc triển lãm ảnh mang tên "Khoảnh khắc Trường Sa"[9] trưng bày 40 trong tổng số gần 500 bức ảnh chụp về Trường Sa của ông[10].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lê_Bá_Dương http://www.anninhthudo.vn/Giai-tri/Huyet-thu-ben-a... http://www.baobinhdinh.com.vn/643/2004/12/17138/ http://tusach.tuoitre.com.vn/ArticleView.aspx?Arti... http://vannghequandoi.com.vn/th-gi-bn-c/29-th-gi-b... http://www.phapluattp.vn/tools/printnews.aspx?news... http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/le-ba-duo... http://www.tienphong.vn/van-nghe/mot-thoi-hoa-lua-... http://www.tienphong.vn/van-nghe/nguoinbspthuong-n... http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20041214/nh... https://web.archive.org/web/20090524050555/http://...